Từ đây, hình ảnh 5 anh chàng này đã xuất hiện trong mọi video hài hước kể từ tháng 03/2020. Thậm chí người ta chỉ đơn giản là lấy hình ảnh những anh chàng mặc vest này để cảnh báo một điều nguy hiểm sắp xảy ra.
Yêu bếp, nghiện nhà
Yêu bếp, nghiện nhà là một trào lưu độc đáo của Việt Nam xuất phát trong mùa dịch. Một số bạn trẻ khi đó đã lập ra group Nghiện nhà để chia sẻ những góc bài trí đẹp nhất trong căn phòng còn group Yêu bếp là nơi chia sẻ những món ăn ngon tự tay chuẩn bị.
![]() |
Yêu bếp đã trở thành một địa chỉ quen thuộc cho các tín đồ ăn uống |
Đến nay, mỗi group này đều đã thu hút hơn 1,4 triệu thành viên tham gia trên Facebook với vô số góc ảnh đẹp được phô bày.
Lập nhóm anti
Một số người nổi tiếng đã từng bị lập group anti trong quá khứ, nhưng 2020 có thể xem là năm chứng kiến số lượng kỷ lục các group anti được lập nên. Có thể kể đến các group anti ca sĩ Thủy Tiên (82.000 thành viên), hoa hậu Hương Giang (140.000 thành viên) được lập trong năm vừa qua và nhanh chóng thu hút đông đảo thành viên.
Nhất cử nhất động của người nổi tiếng khi đó đều sẽ bị soi xét, mổ xẻ và chỉ một lùm xùm trên báo, ngay lập tức sẽ có một nhóm anti được lập nên trên Facebook. Danh sách những ngôi sao bị anti đến giờ kéo dài từ cầu thủ Quang Hải (và bạn gái cũ) cho đến nghệ sĩ Cát Phượng, người mẫu Linh Chi, diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc
Trào lưu đổi avatar
Hồi giữa tháng 3, trào lưu thay avatar mặc định đã âm thầm len lỏi vào Việt Nam. Dù vậy, trào lưu này được đánh giá không có gì quá nguy hại cho đến đầu tháng 9 khi người Việt đồng loạt đổi avatar hoạt hình theo đề xuất của Facebook.
Thực tế, đây là một cách để Facebook thu thập thông tin người dùng phục vụ cho dự án đầy tham vọng ẩn sau nó.
#howmuchyouchangedchallenge
Không lâu sau, đến giữa tháng 11, thêm một thử thách để thu thập dữ liệu người dùng lại xuất hiện trên Facebook. Thử thách có tên gọi ‘How much you changed challenge’ trong đó khuyến khích người dùng đăng tải hai bức ảnh của hiện tại và cách đây 10 năm để so sánh.
![]() |
Trào lưu khoe ảnh thay đổi sau 10 năm đã thu hút hàng triệu người tham gia, trong đó có rất đông người nổi tiếng (ảnh: siêu mẫu Hoàng Thùy) |
Rất mau chóng thử thách này đã lan truyền chóng mặt ở Việt Nam và được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo người dùng, bất chấp những cảnh báo về việc dữ liệu cá nhân sẽ bị thu thập thông qua thử thách này.
Phương Nguyễn
Nhiều lo ngại cho rằng trào lưu đăng ảnh sau 10 năm chỉ là chiêu bài để Facebook thu thập dữ liệu người dùng.
" alt=""/>Những trào lưu nổi bật trên MXH ở Việt Nam năm 2020Đau thần kinh tọa là gì?
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể, được cấu tạo gồm những rễ thần kinh độc lập. Cơn đau thần kinh tọa xuất phát dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, bắt đầu từ thắt lưng qua mông, xuốngcẳng chân. Đặc biệt, đau thần kinh tọa chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.
![]() |
Rất ít bệnh nhân hiểu rõ đau thần kinh tọa là gì và nguyên nhân gây bệnh |
Cơn đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh này bị kích thích hoặc chèn ép ở tại khu vực hoặc gần điểm xuất phát. Có nhiều nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự chèn ép, phổ biến là tình tình trạng hẹp ống sống, thoái hóa đĩa đệm, trượt ống sống, co thắt cơ...
Tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh tọa bị ảnh hưởng mà triệu chứng sẽ khác nhau. Thông thường, người bị đau thần kinh tọa sẽ gặp triệu chứng đau thắt lưng, đau hông, đau ở mặt sau cẳng chân kéo dài đến bàn chân và ngón chân. Cơn đau có thể phát triển từ mức độnhẹ đến đau dữ dội với cảm giác nóng rát, tê yếu gây khó khăn khi di chuyển. Các triệu chứng càng tăng khi bạn ho, hắt hơi hoặc ngồi lâu. Nguy cơtàn phế rất cao nếu người bệnh đau thần kinh tọa điều trị muộn.
Bác sĩ Wade Brackenbury - Tổng Giám đốc phòng khám ACC cho biết, nhiều người Việt rất ít khi đến bác sĩ điều trị khi bị đau xương khớp mà chỉ tự dùng thuốc giảm đau. Vì vậy, không phải ai cũng phát hiện sớm tình trạng đau thần kinh tọa và chữa trị kịp thời. Chỉ đến khi cơn đau rõ rệt, ảnh hưởng đến chức năng vận động, người bệnh mới kiểm tra.
Để chẩn đoán đau thần kinh tọa, bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng cấu trúc cột sống và khu vực bị đau. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện kiểm tra hình ảnh như chụp cắt lớp CT và chụp cộng hưởng từ MRI. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định liệu trình điều trị phù hợp.
Theo quan điểm của các bác sĩ thần kinh cột sống, đau thần kinh tọa xuất phát do cấu trúc cột sống sai lệch chèn ép vào các rễ thần kinh, gây rối loạn sự cân bằng trong cơ thể. Vì vậy, để chữa đau thần kinh tọa từ gốc, cột sống cần được chỉnh sửa về cấu trúc tự nhiên mới có thể giải phóng các chèn ép ở dây thần kinh. Bác sĩ Wade khuyến cáo người bệnh nên tránh việc tự ý dùng uống thuốc giảm đau hoặc đắp lá theo dân gian vì không mang lại hiệu quả chữa trị mà còn gia tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng đến gan, thận và dạ dày...
Chữa đau thần kinh tọa không xâm lấn
Hiện nay, với nền khoa học - y tế phát triển, đã có rất nhiều phương pháp chữa đau thần kinh tọa không xâm lấn mang đến hiệu quả chữa trị cao, ít rủi ro hơn các phương pháp truyền thống trước đây.
Trị liệu thần kinh cột sống (nắn chỉnh xương khớp) là một khái niệm khá mới với người dân Việt Nam nhưng lại là phương pháp chữa bệnh xuất hiện trên thế giới từ lâu, được các bác sĩ xương khớp đánh giá rất cao. Với ưu điểm không xâm lấn và giải quyết triệt để sự chèn ép, trị liệu thần kinh cột sống có khả năng chữa thành công các cơn đau xuất phát do cấu trúc sai lệch chèn ép dây thần kinh. Do tính an toàn cao, trị liệu thần kinh cột sống có thể áp dụng chữa đau dây thần kinh tọa cho nhiều đối tượng khác nhau, kể cả phụ nữ mang thai và người lớn tuổi.
Không chỉ riêng thế giới mà tại Việt Nam, đã có rất nhiều bệnh nhân đau dây thần kinh tọa có thể hồi phục sau khi điều trị bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu tại Phòng khám ACC.
Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ thần kinh cột sống tại ACC có thể chỉ định phương pháp vật lý trị liệu kết hợp nhằm đẩy nhanh tốc độ hồi phục của các mô cột sống bị tổn thương.
Tuy nhiên, thời gian chữa đau thần kinh tọa của các bệnh nhân có thể khác nhau. Người bị đau thần kinh tọa cần kiên trì theo đuổi liệu trình đến cùng. Việc tự ý dừng hoặc kết hợp với phương pháp khác ngoài chỉ định của bác sĩ thần kinh cột sống có thể khiến cơn đau tái phát rất nhanh.
Để phòng ngừa đau thần kinh tọa cũng như duy trì hiệu quả điều trị, bác sĩ Wade khuyên người bệnh nên luyện tập thể dục thường xuyên (chú ý đến các nhóm cơ cốt lõi ở bụng và thắt lưng), chỉnh sửa tư thế ngồi (chọn ghế phù hợp có hỗ trợ cột sống thắt lưng) và cải thiện tư thế nâng vác đồ vật (giữ lưng thẳng, cong đầu gối, để vật nặng gần cơ thể).
Thanh Triết
" alt=""/>Chữa đau thần kinh tọa không dùng thuốc